Thói quen viết notes và văn hóa data-driven cho doanh nghiệp

(bài viết gốc đăng trên Facebook)

Team Holistics mình có thói quen là với bất cứ tương tác nào với thị trường, sau khi gặp xong thì đều về nhà viết lại và đăng lên wiki nội bộ của công ty. Từ gặp khách hàng tiềm năng, khách hàng hiện tại hay expert trong mảng BI/data, team mình đều record lại sất.

Lâu ngày nó trở thành 1 tập CSDL về insights của thị trường, là 1 trong những tài sản đáng giá của công ty. Tập hợp các notes này tụi mình gọi là Market Interactions, dịch sang tiếng Việt là “tập ghi chú những tương tác với thị trường”, lol..

No photo description available.
No photo description available.

Lợi ích rõ nhất của việc này là nó giúp cả team align được với nhau dễ dàng mà không cần phải thông qua các buổi meeting tốn thời gian. Ai mà có đi du lịch cả tháng thì vẫn biết được tuần này có gì hot. Hay một bạn mới join team chỉ cần dành thời gian đọc qua các notes này có thể hiểu được thêm về thị trường và tập khách hàng của công ty.

Một lợi ích khác khá lớn của việc viết notes này: mỗi khi team Business có tương tác nào hay, mình lại đem nó ra kể cho cả team VN nghe vào mỗi buổi team meeting đầu tuần và đưa link trực tiếp để cả team vào đọc. Lâu dài team Product & Engineering sẽ cùng nhau xây dựng được cảm giác rất tốt về ngành BI và thị trường mà không cần dành nhiều thời gian đi gặp trực tiếp khách hàng. Việc này là vô cùng quan trọng vì nó tạo được động lực và sự đồng cảm với người dùng, đặc biệt với một team làm product cho doanh nghiệp như Holistics.

Thói quen này được sinh ra là do ngay từ đầu toàn công ty đã làm việc remote, 1 nửa ngồi ở VN 1 nửa ngồi ở Singapore, nên việc chia sẻ thảo luận hay update cho team dần dần đều diễn ra bằng viết notes. Lâu ngày nó trở thành 1 trong những văn hóa của công ty mà mình nghĩ là rất tốt.

Đến bây giờ thì hầu như toàn công ty đều tham gia viết thường xuyên, kĩ năng viết là một trong những kĩ năng quan trọng mà Holistics muốn trau dồi cho các member, nhưng đó là chủ đề khác rồi, có thời gian mình sẽ chia sẻ thêm về văn hóa này trong 1 bài viết riêng.

Công ty mình làm về BI, data và visualization, nhưng đâu cần phải vẽ chart ra mới gọi là data-driven, mình nghĩ đây chính là data-driven đó chứ. Qualitative data-driven (data-driven định tính), so với data-driven định lượng bằng số và biểu đồ mà mọi người hay biết.

Business có data-driven đến đâu thì thật ra những quyết định quan trọng nhất của doanh nghiệp vẫn dựa trên cảm tính và kinh nghiệm của người đứng đầu. Cái khác biệt là cảm tính & kinh nghiệm đó có được trau dồi bằng dữ liệu thị trường hay không?

“You collect as much data as you can. You immerse yourself in that data, but then make the decision with your heart.” – Jeff Bezos

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *